Các loại đột biến alpha và beta thalassemia

CÁC ĐỘT BIẾN α-THALASSEMIA VÀ β-THALASSEMIA

1. α-THALASSEMIA

Có 4 gen ảnh hưởng đến sự tổng hợp α-globin nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 16. Mỗi nhiễm sắc thể số 16 chứa 2 gen α-globin là α1 và α2 . Mỗi người nhận được 2 gen từ cha và 2 gen từ mẹ. Nếu α-globin bị đột biến sẽ dẫn tới α-thalassemia.

Nếu xét về tính chất, có thể chia thành α+-thalassemia ( chức năng của α-globin bị giảm) và α0-thalassemia (mất hoàn toàn chức năng của α-globin).

Nếu xét về số lượng gen đột biến thì có thể chia như sau:

+ Có 1 gen đột biến: không có dấu hiệu hay triệu chứng của Thalassemia, nhưng người này là một người mang gen bệnh và có thể truyền lại cho con họ. Hai đột biến dạng này thường gặp ở Đông Nam Á là:

+ Xóa đoạn (-α7): xóa đoạn có kích thước 3,7kb,

+ Xóa đoạn (-α2): xóa đoạn có kích thước 4,2 kb làm nhiễm sắc thể chỉ có một gen a globin

+ HbConstant Spring (HbCS): là đột biến không xóa đoạn phổ biến nhất, thường gặp ở Nam Á, xảy ra trên gen a2, dẫn đến sản xuất chuỗi aglobin kéo dài thêm 31 axit amin. Thường kết hợp với đột biến mất 2 gen và gây ra HbH. (2)

+ Hb Quong Sze (HbQs): xảy ra trên gen a2, làm chuỗi α-globin không bền; và bị tan vỡ nhanh chóng. (3)

+ Có 2 gen đột biến: dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu Thalassemia tương đối nhẹ. Tình trạng này gọi là alpha Thalassemia điển hình. Một số đột biến dạng này thường gặp

+ Đột biến SEA (–αSEA): đột biến thường gặp ở Đông Nam Á

+ Đột biến THAI (–αTHAI): thường gặp ở Thái Lan

+ Đột biến FIL (–αFIL): thường gặp ở Philipine

+ Có 3 gen đột biến: triệu chứng và dấu hiệu sẽ xảy ra từ vừa đến nặng (HbH). Là kết quả của sự kết hợp giữa 1 đột biến 1 gen và 1 đột biến 2 gen.

+ Có 4 gen đột biến: Loại này hiếm gặp. Những bào thai mắc bệnh thiếu máu trầm trọng và thường tử vong ngay trong bụng mẹ. Những đứa trẻ được sinh ra với tình trạng này có thể chết ngay sau khi sinh không lâu hoặc bắt buộc phải truyền máu cả cuộc đời.

2. β-THALASSEMIA

Có 2 gen ảnh hưởng đến sự tổng hợp β-globin nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 11. Mỗi người sẽ nhận được 1 gen từ ba và 1 từ mẹ. Nếu β-globin bị đột biến sẽ dẫn tới β- thalassemia.

Tương tự như tới α-thalassemia, nếu xét về tính chất, β-thalassemia chia thành β+– thalassemia (chức năng của β-globin bị giảm) và β0– thalassemia (mất hoàn toàn chức năng của β-globin).

Còn nếu xét về số lượng gen đột biến, có thể chia như sau:

+ Có 1 gen đột biến: triệu chứng và dấu hiệu sẽ nhẹ.

+ Có 2 gen đột biến: các triệu chứng và dấu hiệu xảy có thể diễn ra từ vừa đến nặng. Trẻ sinh ra với 2 gen β-globin khiếm khuyết thường khỏe mạnh lúc sinh nhưng những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sẽ dần phát triển trong 2 năm đầu đời. Ở dạng nhẹ, gọi là Thalassemia trung gian, cũng có thể xảy ra khi có 2 gen đột biến.

Một số dạng đột biến β-thalassemia thường gặp ở Việt Nam là đột biến codon 41/42 (-TCTT), codon 17 (A>T), -28 (A>G), codon 71/72 (+ A), IVS-II nt 654 (C>T), và IVS-I nt 1 (G>T), đột biến lệch khung đọc tại codon 95.

Để xét nghiệm chính xác mình mang loại đột biến nào, thể bệnh ra sao, truy cập: https://vincibio.vn/dich-vu/thalassemia-benh-tan-mau-bam-sinh/

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

+ Trần Thị Thúy Minh, Tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta Thalassemia ở trẻ em dân tộc Ê-đê và M’Nông tỉnh Đắk Lawsk, (2016), Đại học Y Dược TPHCM, Luận án tiến sĩ y học.

+ L. Schrier, A. Bunyaratvej, A. Khuhapinant, S. Fucharoen, M. Aljurf, L.M. Snyder, C.R. Keifer, L. Ma and N. Mohandas; The Unusual Pathobiology of Hemoglobin Constant Spring Red Blood Cells, Blood, (1997), 89:1762-1769.

+ Goossens M, Lee KY, Liebhaber SA, Kan YW; Globin structural mutant α125Leu→Pro is a novel cause of α-thalassaemia, (1982), Nature 296:864–865.