Tầm quan trọng

Hiện nay, nhu cầu cần chuyển – ghép tạng do mắc bệnh, tai nạn… là rất lớn.
Để thực hiện việc ghép tạng thành công, cần rất nhiều xét nghiệm trước và sau khi ghép cùng sự theo dõi của bác sĩ.
Để lựa chọn người ghép phù hợp nhất, tùy vào mức độ phức tạp của cơ quan ghép sẽ có nhiều mức đánh giá khác nhau. Đối với ghép thận hoặc các cơ quan tương đương, có 2 tiêu chí quan trọng cần đạt là: Cùng nhóm máu và Cùng phân nhóm HLA:

+ Xét nghiệm nhóm máu ABO
Tốt nhất người cho và người nhận phải có cùng hệ nhóm máu ABO

+ Phân nhóm HLA
HLA là một loại kháng nguyên có trên nhiều loại tế bào người. Sự không hòa hợp kháng nguyên HLA giữa người cho và người nhận ghép là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất kích thích gây phản ứng thải ghép trong ghép thận nói riêng, ghép tạng nói chung. Vì vậy, cần lựa chọn cặp người nhận – người cho thận sao cho có sự hòa hợp tốt nhất các kháng nguyên HLA. Để làm được việc đó, trước hết cần tiến hành xác định kháng nguyên HLA của người nhận và của người cho (phân nhóm HLA).
Có nhiều loại kháng nguyên HLA khác nhau. Các kháng nguyên HLA cần xác định khi ghép thận gồm HLA-DR, HLA-A và HLA-B.
Mức độ phù hợp (hay sự giống nhau) về kháng nguyên HLA giữa người cho và người nhận càng cao, càng giảm bớt cường độ phản ứng thải ghép sau ghép thận, góp phần giúp thận ghép hoạt động tốt hơn.

Kháng thể kháng HLA.
Ở người nhận, sự tồn tại kháng thể kháng HLA đặc hiệu với kháng nguyên HLA của người cho có thể dẫn tới hiện tượng thải ghép. Do đó, các bệnh nhân dự tính ghép nên làm xét nghiệm sàng lọc kháng thể kháng HLA để xác định trạng thái tiền mẫn cảm để tránh thải loại sau khi ghép.

Kỹ thuật thực hiện xét nghiệm HLA

Nên làm xét nghiệm Gen phân nhóm HLA khi nào

Quy trình xét nghiệm

Tìm hiểu thêm

Tại sao trước khi ghép tạng, cần phải xét nghiệm HLA của người cho và người nhận?

Ngoại trừ ghép tạng/mô giữa các cá thể sinh đôi cùng trứng (nghĩa là người cho và người nhận tạng là các anh/chị em sinh đôi cùng trứng, giống nhau hoàn toàn về kháng nguyên HLA), khi tiến hành ghép tạng/mô để điều trị bệnh, luôn có sự khác biệt nhất định về kháng nguyên HLA giữa người cho và người nhận. Mức độ khác biệt HLA giữa người cho và người nhận càng nhiều, phản ứng thải ghép diễn ra càng mạnh. Xét nghiệm HLA của người cho và người nhận trước khi ghép cho phép lựa chọn cặp người cho – người nhận có sự phù hợp tốt nhất về HLA, nhằm giảm thiểu mức độ phản ứng thải ghép xuất hiện sau khi ghép.

Xét nghiệm HLA có giá trị gì khác trong chẩn đoán, điều trị bệnh?

Một số bệnh nhất định được chứng minh là có sự liên quan mật thiết với một hoặc vài typ HLA. Chẳng hạn, bệnh viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis) có liên quan với HLA-B27: những người có HLA-B27 sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn so với những người không có HLA-B27. Xét nghiệm xác định HLA-B27 có thể giúp bác sĩ lâm sàng chẩn đoán phân biệt bệnh viêm cột sống dính khớp với một số bệnh khác của cột sống. Ngoài ra, trong những trường hợp nhất định, xét nghiệm HLA có thể được sử dụng để xác định có hay không mối quan hệ huyết thống giữa cha và con.

Ngoài xét nghiệm HLA, cần làm xét nghiệm miễn dịch nào khác trước khi ghép tạng?

Bên cạnh xét nghiệm HLA, khi đăng ký ghép tại bệnh viện, cần tiến hành xét nghiệm phát hiện các kháng thể trong huyết thanh người nhận, có tiềm năng tấn công tạng ghép. Các xét nghiệm phát hiện kháng thể thường được tiến hành bao gồm:
– Xét nghiệm đọ chéo (cross-match)
– Xét nghiệm trạng thái tiền mẫn cảm (panel-reactive antibodies – PRA)